Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Chuyển nghề muộn, có nên không?


Thay đổi nghề nghiệp ở độ tuổi nào cũng là viễn cảnh đáng sợ. Nhưng chuyển nghề lúc đã khá lớn tuổi – sau khi từng phát triển kỹ năng, tích luỹ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và tạo ra con đường sự nghiệp – thì lại càng đáng sợ hơn rất nhiều nếu bạn đang ở độ tuổi đôi mươi.



Nhưng chỉ bởi vì có những điều làm bạn lo sợ không có nghĩa là bạn nên dừng lại. Người chuyển hướng sự nghiệp sau 30 tuổi sẽ có thể phát triển đam mê và nhận thức tốt đâu là loại hình công việc khiến họ sống vui vẻ. Nhưng bạn cần suy nghĩ chín chắn cho quyết định của mình.

Tôi tặng bạn một câu nói:

"Tất cả khó khăn nháy mắt sẽ thành mây khói, nếu bạn đi đến cuối cùng"

Để có quyết định chính xác cho cuộc đời sự nghiệp của bạn. Tôi muốn bạn xem thêm những điểm cần lưu ý dưới đây:


1. Điều gì làm bạn nuối tiếc?


Trước tiên bạn hãy tự suy nghĩ lại, điều gì khiến bạn khao khát? Điều gì sẽ khiến bạn vui vẻ làm quên mất thời gian? 

Khi bạn đã rõ bạn đam mê làm điều gì. Hãy viết lại những điều bạn nuối tiếc vì đã không theo đuổi đam mê của đó. Nếu danh sách đó dài và có lý thì bạn nên xem xét đến việc chuyển nghề.

2. Xác định mục tiêu cụ thể



Chán ghét công việc hiện tại không phải lý do chính để thay đổi nghề nghiệp. Và cũng đừng sử dụng lý do tiêu cực để mở con đường mới của mình. Hãy tìm kiếm một lý do thật tích cực. Bên cạnh đó, bạn cần có mục tiêu cụ thể. Đánh giá công việc bạn quan tâm và chấp nhận đánh đổi nhất.

Nếu tiền là yếu tố tác động lớn nhất thì bạn nên xem xét cơ hội gia tăng thu nhập nếu bạn chuyển nghề. Nhưng, nếu phấn đấu vì tiền, bạn sẽ nhanh mệt mỏi. Và đừng nghĩ rằng tiền mang lại hạnh phúc thật sự. Tiền chỉ làm bạn quên đi những gì sâu thẳm bên trong bạn đang khao khát thôi.

Nếu mối quan tâm của bạn là để phát triển bản thân, hãy nghiên cứu nhiều hơn về những gì bạn sẽ học hỏi được nếu phát triển theo hướng mới.

3. Nhận diện các lỗ hổng về kỹ năng và kiến thức



Thay đổi nghề nghiệp chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng hổng kiến thức. Lúc đó bạn nên xem xét về khả năng tài chính để đầu tư cho việc học tập, xem xét về cả thời gian học xong và áp dụng được tốt.
Thời điểm này, khả năng học của bạn sẽ đánh giá được phần nào bạn có đủ quyết tâm để theo con đường mới không.


4. Phải thử nghiệm


Nếu bạn không bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ chẳng học được gì tuy nhiên nếu không muốn tạo ra một bước nhảy vào ngành nghề mới rồi sau đó nhận ra mình không hợp với nó bằng công việc cũ thì điều quan trọng đầu tiên là bạn phải cảm nhận không gian của nó. Hãy phỏng vấn và tìm hiểu những người đang làm việc trong ngành bạn quan tâm. Hỏi thăm về những điều thích và không thích về nghề, và khám phá xem họ sẽ cân nhắc các yếu tố nào khi muốn gia nhập ngành.

Để có kinh nghiệm thực tế, bạn nên tham gia vào các công việc thực tập, tình nguyện. Nếu tiếp xúc với công việc và những người ở lĩnh vực đó mà bạn cảm thấy mình thật sự thích thì bạn bắt đầu được rồi đấy.

5. Cân nhắc về thời gian đến được với thành công



Thật sự thì tuổi tác cũng chỉ là một con số. Nhưng khi quyết định chuyển nghề, thì vẫn cần một khoảng thời gian nhất định mới thành công. Do đó, bạn nên cân nhắc và có kế hoạch cụ thể về khoảng thời gian thành công với sự nghiệp mới.

Bạn không thể gặt hái ngay thành công chỉ sau một đêm thức dậy, và không có ngoại lệ.

Thay đổi nghề nghiệp có vô vàn khó khăn.. Nhưng mọi thứ nào có đáng gì nếu bạn thực sự đam mê!

"Hãy theo đuổi đam mê, rồi thành công sẽ theo đuổi bạn"








Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Fanpage

Tổng số lượt xem trang