Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

6 cuốn sách về lập trình nổi tiếng nhất.

Hầu hết các kỹ sư lập trình nổi tiếng đều học cách lập trình từ những cuốn sách lập trình.

Bạn có muốn có được một phần giống như sự nghiệp lập trình của họ? Hãy xem các đọc hết các cuốn sách lập trình nổi tiếng dưới đây.

Nếu không thể trở thành như họ thì... it nhất bạn sẽ bớt "Code ngu" hơn ngày xưa.

6 cuốn sách lập trình nổi tiếng nhất.


1. Cuốn sách Code Complete

Đầu tiên phải kể đến là cuốn sách Code Complete huyền thoại. Là cuốn sách gối đầu giường của nhiều lập trình viên nổi tiếng.

Đây là một trong những cuốn sách hướng dẫn tổng quan và thiết thực nhất về lập trình của Steve McConnell. Code Complete được các nhà phát triển viết phần mềm đọc nhiều nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Trong lần tái bản thứ 2, cuốn sách được cập nhật đầy đủ và sửa đổi với các thực hành minh họa nghệ thuật và khoa học về xây dựng phần mềm.

Nắm bắt những kiến ​​thức có sẵn từ nghiên cứu, học thuật và thực hành thương mại hàng ngày, McConnell tổng hợp các kỹ thuật với các nguyên tắc rõ ràng, hướng dẫn thực hành dễ hiểu.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn xây dựng các chương trình với chất lượng cao.

2. Cuốn The Mythical Man-Month


Cuốn sách viết về quản lý dự án phần mềm của tác giả Frederick P. Brooks Jr. Với sự pha trộn của các sự kiện kỹ thuật phần mềm và các bài toán ​​kích thích tư duy, Fred Brooks cung cấp cái nhìn sâu sắc cho bất cứ ai quản lý các dự án phức tạp. 

The Mythical Man-Month là những bài viết được rút ra từ kinh nghiệm của Fred Brooks với tư cách là người quản lý dự án cho gia đình máy tính IBM System 360 và cho OS 360 - hệ thống phần mềm khổng lồ của nó.

20 năm sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên, Brooks đã xem lại những ý tưởng ban đầu của mình và thêm những lời khuyên mới cho các độc giả.



3. The Pragmatic Programmer


Đúng như tên gọi, The Pragmatic Programmer là những bài học thực hành từ cơ bản đến nâng cao về lập trình của Andrew Hunt và David Thommas.

Với cuốn sách này, bạn sẽ học được cách phòng tránh phần mềm độc hại; tránh bẫy sao chép kiến ​​thức; viết mã linh hoạt, năng động và khả năng thích ứng cao; tránh lỗi lập trình bằng sự trùng hợp ngẫu nhiên... 

4. Cuốn sách về các khuôn mẫu trong lập trình - Design Patterns


Nắm bắt được nhiều kinh nghiệm về thiết kế phần mềm hướng đối tượng, bốn nhà thiết kế Erich Gamma,‎ Richard Helm,‎ Ralph Johnson,‎ John Vlissides đã trình bày một danh mục gồm các giải pháp đơn giản và ngắn gọn cho các vấn đề thiết kế thường xảy ra.

Đây là các khuôn mẫu giải quyết vấn đề trong lập trình đã được tối ưu hóa và chứng minh qua thời  gian.

Theo đó, 23 mẫu thiết kế trong cuốn sách này cho phép người học tạo ra các thiết kế linh hoạt, thanh lịch và có thể tái sử dụng mà không phải tự khám phá lại các giải pháp.

Ngôn ngữ có thể thay đổi thường xuyên, bạn sẽ thường xuyên phải học lại cú pháp, cách sử dụng. Nhưng các pattern sẽ lặp đi lặp lại.

Các mẫu được biên dịch từ hệ thống thực và dựa trên các ví dụ thực tế. Mỗi mẫu cũng bao gồm mã thể hiện, cách nó được thực hiện trong ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng như C ++ hoặc Smalltalk.


5. Cuốn sách Extreme Programming Explained


Cuốn sách được viết bởi Kent Beck,‎ Cynthia Andres. Trong đó, Kent Beck mô tả cách cải thiện, phát triển phần mềm của bạn bằng việc tích hợp các khái niệm lý thuyết vào thực tế.

Độc giả sẽ khám phá được phát triển công việc thông qua làm việc nhóm; tăng cường hợp tác kỹ thuật thông qua lập trình cặp và tích hợp liên tục; giảm thiểu lỗi thông qua kiểm tra nhà phát triển...

6. Cuốn sách UML Distilled


Đây là một cuốn sách tổng hợp về UML của Martin Fowler, viết về hướng dẫn sử dụng UML; mô tả sơ đồ UML chính, cách thức tạo ra và cách giải mã các UML cơ bản.

Hiện nay các bạn trẻ quá phụ thuộc vào những video tutorial mà không đọc sách. Lập trình là một trong những lĩnh vực sử dụng bộ nào nhiều nhất.

Do đó, việc đọc sách sẽ phát triển tốt khả năng tư duy hơn rất nhiều các video tutorial.


Hi vọng 6 cuốn sách lập trình nổi tiếng này sẽ được bạn khai phá. Thế giới sẽ có thêm một lập trình viên "code bớt ngu". Chúc bạn may mắn.


Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Fanpage

Tổng số lượt xem trang